#GGV_Tips
Để học tập tốt nhất, bạn cần một môi trường yên tĩnh mà không xao nhãng. Tuy nhiên, đối với một số người, học tập trong một môi trường yên tĩnh có thể gây phản tác dụng. Môi trường yên tĩnh có thể khiến bạn cảm thấy nhàm chán và buồn ngủ. Đây là lý do bạn nên lựa chọn âm nhạc phù hợp để có thể học tập tốt hơn.
Mặc dù một số nghiên cứu nói rằng nghe nhạc trong khi học là không tốt, đối với nhiều người, nghe nhạc lại giúp họ học tập tốt hơn. Âm nhạc là chúng ta bình tĩnh, vui vẻ và thúc đẩy bạn học lâu hơn.
Vấn đề thực sự là lựa chọn âm nhạc phù hợp cho việc học tập. Các loại âm nhạc không phù hợp sẽ khiến bạn xao nhãng và mất tập trung. Vậy bạn nên chọn loại âm nhạc nào để nghe trong khi học?
1. Nhạc cổ điển
Những bản nhạc hiện đại theo kiểu nhạc remix hay nhạc sôi động có thể khiến các người nghe khó chịu trong việc thư giãn hay bắt đầu tập trung cho một công việc. Thay vì chọn những loại nhạc đó, bạn nên chọn những bài nhạc cổ điển với những giai điệu dễ nghe, làm thư giãn đầu óc, cơ thể. Khi tâm trạng, cơ thể đã được cải thiện thì chắc chắn con sẽ dễ tập trung học tập hơn.

2. Nhạc Baroque
Theo các nhà khoa học nhạc Baroque có tiết tấu liên tục nhưng không nhanh cũng không chậm khoảng từ 50 đến 80 nhịp trên 1 phút. Nhịp này gần nhịp tim của con người nên khi nghe sẽ có tác dụng giúp nhịp tim chậm lại, huyết áp ổn định đồng thời sóng não beta giảm đi 6% còn sóng não alpha tăng 6%. Đây chính là lý do mà nghe nhạc Baroque giúp cho người nghe giảm sự mệt mỏi, căng thẳng, giữ tâm trạng bình tĩnh, thoải mái để tập trung hơn.
3. Nhạc không lời nhẹ nhàng
Những bài nhạc có lời thường khiến người nghe bị sao nhãng theo từng lời ca. Điều này không tốt đối với những ai muốn nghe nhạc học tập. Những người dễ bị ảnh hưởng từ những yếu tố xung quanh hoặc phải làm việc về đêm cũng sẽ bị phân tâm ít nhiều khi nghe nhạc có lời. Do đó, lựa chọn những bản nhạc không lời là giải pháp giúp đầu óc thư giãn và tăng khả năng tập trung rất hiệu quả.
Nếu dạo trên những trang nhạc trực tuyến bạn sẽ tìm thấy những bản nhạc piano nhẹ nhàng, có khả năng giúp đầu óc cảm thấy thư giãn. Đồng thời tăng khả năng tập trung để học tập hiệu quả hơn. Thậm chí nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhạc không lời làm tăng khả năng sáng tạo, tư duy cho những đối tượng nhỏ tuổi. Đó là lý do mà các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên nghe nhạc không lời nhẹ nhàng để em bé thông minh hơn.
4. Âm nhạc từ thiên nhiên
Nhiều nghiên cứu về âm nhạc cũng chỉ ra rằng những bản nhạc có giai điệu thiên nhiên, tức là khi nghe ta thấy âm hưởng giống như tiếng nước chảy, lá rơi…sẽ là bài thuốc giúp người học cải thiện tâm trạng rất tốt. Do đó, nếu các bạn học sinh, sinh viên cảm giác mệt mỏi và muốn tìm cảm hứng thích thú khi học tập. Khi thưởng thức những bản nhạc này lâu dài, não bộ của chúng ta sẽ hình thành thói quen tập trung hơn. Đặc biêt, khả năng nhận biết cũng được nâng cao.

5. Những bản nhạc yêu thích
Ngoài những loại nhạc trên thì bạn có thể lựa chọn nhạc phù hợp với sở thích của mình để thưởng thức. Những bản nhạc mà bản thân yêu thích sẽ khiến bạn vui vẻ, yêu đời và cảm thấy tràn trề năng lượng để học tập và làm việc.

Tips nghe nhạc “thông minh”:
#1. Đừng nghe nhạc trên radio trong khi học. Cuộc trò chuyện của phát thanh viên và quảng cáo sẽ làm bạn mất tập trung đấy. Bạn nên kiểm soát hoàn toàn list nhạc học tập của mình.
#2. Playlist của bạn nên kéo dài từ 40 đến 50 phút. Khi playlist kết thúc cũng là lúc bạn nên ngừng học và nghỉ ngơi một lúc.
#3. Hãy nghe nhạc với một âm lượng vừa phải. Mở nhạc lớn sẽ khiến bạn bị xao nhãng và chỉ nghĩ đến các giai điệu và lời bài hát. Mục đích chính của bạn là học tập, vì vậy hãy để âm nhạc của bạn ở chế độ nền.
#4. Tạo trước một playlist với tất cả bài hát bạn yêu thích để tránh tình trạng cứ mỗi 5 phút bạn lại phải tìm bài hát mới một lần. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, cho phép bạn lên kế hoạch cho thời gian học tập và cải thiện mức độ tập trung.
#10 Tránh dành hàng giờ đồng hồ chỉ để chọn nhạc. Điều quan trọng không phải là việc bạn chọn được loại nhạc tốt nhất trên thế giới mà là cách bạn dùng nó để học tập hiệu quả hơn.