HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ!
4 KỸ NĂNG? VAI TRÒ CỦA NGỮ PHÁP VÀ TỪ VỰNG TRONG TIẾNG ANH?
KỸ NĂNG NÀO QUAN TRỌNG NHẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐẦU TIÊN?
1- Sử dụng tiếng Anh thành thạo nghĩa là sử dụng thành thạo 4 kỹ năng sau đây:
Kỹ năng nghe (Listening skill)
Kỹ năng nói (Speaking skill)
Kỹ năng đọc (Reading skill)
Kỹ năng viết (Writing skill)
4 kỹ năng này là chung cho bất kì ngôn ngữ nào, chứ không chỉ riêng tiếng Anh. Và có một cách phân loại 4 kỹ năng này mà bạn cần biết:
Kỹ năng chủ động (Active skills) | Kỹ năng thụ động (Passive skills) |
NÓI & VIẾT Gọi là chủ động vì 2 kỹ năng này đòi hỏi chúng ta phải “chủ động” tạo ra (lời nói, chữ viết) | NGHE & ĐỌC Gọi là thụ động vì với 2 kỹ năng này chúng ta chỉ cần “thụ động” hiểu những gì người khác nói / viết. |
Có một điểm rất quan trọng về cách học & thứ tự ưu tiên khi học 2 nhóm kỹ năng này mà bạn cần biết để có thể tổ chức việc học tiếng Anh của bạn được hiệu quả (Bật mí: kết quả có thể không như bạn đang nghĩ trong đầu!)
Chúng ta sẽ thảo luận về nó ở một phần dưới đây. Còn ngay lúc này, chúng ta cần nói đến vai trò của ngữ pháp và từ vựng trong việc phát triển 4 kỹ năng tiếng Anh. Bởi lẽ, ngữ pháp và từ vựng là “nỗi đau” thuộc hàng lớn nhất của hầu hết những người học tiếng Anh.
Vai trò của ngữ pháp và từ vựng trong tiếng Anh
Bốn kỹ năng tiếng Anh là cái mà chúng ta hướng đến, là mục tiêu cuối cùng của việc học tiếng Anh. Như vậy, câu hỏi đặt ra là vì sao chúng ta phải học ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh?
Câu trả lời là: ngữ pháp và từ vựng là nền tảng của cả 4 kỹ năng mà bạn cần giỏi để có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo.
Cụ thể, chúng ta hãy xem cụ thể vì sao ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh chính là những viên gạch mà từ đó 4 kỹ năng tiếng Anh được phát triển:
- Để diễn đạt được ý tưởng của mình, dưới dạng nói hay viết, thì chúng ta cần phải tổ chức nó thành một hoặc nhiều câu mà người khác có thể hiểu được.
- Cách để người khác có thể hiểu được điều chúng ta muốn nói là những gì chúng ta nói hay viết ra phải tuân theo đúng ngữ pháp của của ngôn ngữ đó (ở đây là tiếng Anh).
- Ngữ pháp đơn giản là tập hợp các quy ước của trò chơi có tên là ngôn ngữ. Để người Việt hiểu điều bạn nói, câu bạn nói ra phải tuân theo quy ước của tiếng Việt. Tương tự, để người Anh hiểu điều bạn nói, bạn phải nói đúng theo quy ước của tiếng Anh. Và tập hợp các quy ước đó có tên là Ngữ pháp tiếng Anh.
- Thế còn vai trò của từ vựng? Từ vựng là chính những từ chúng ta nói hay viết ra!
- Nếu không có từ vựng, chúng ta sẽ không diễn đạt được bất kì điều gì. Nếu chúng ta muốn nói “cái bàn” mà không biết từ “table” trong tiếng Anh thì chúng ta sẽ bị “câm” ngay. Từ vựng, do đó, là vô cùng quan trọng vì nó là những thành tố không thể thiếu để diễn đạt điều bạn muốn.

Liên tưởng về trò chơi ghép hình: từ vựng chính là những mảnh ghép, còn ngữ pháp là cách chúng ta ghép những hình đó lại với nhau để ra hình đúng.
NHỮNG MẢNH GHÉP ĐƯỢC LIÊN KẾT:
Tương tự như vậy với kỹ năng nghe và đọc, từ vựng giúp bạn hiểu được những sự vật, sự việc hay khái niệm mà người khác muốn diễn đạt, và ngữ pháp giúp bạn hiểu nó một cách chính xác trong câu.
TỪ VỰNG CHÍNH LÀ NHỮNG MẢNH GHÉP, CÒN NGỮ PHÁP LÀ CÁCH CHÚNG TA GHÉP NHỮNG HÌNH ĐÓ LẠI VỚI NHAU ĐỂ TẠO RA HÌNH ĐÚNG.

2 – Kỹ năng quan trọng nhất để phát triển đầu tiên:
Chúng ta đã đề cập trong phần số 2 ở trên về 2 nhóm kỹ năng trong tiếng Anh (hay bất kỳ một ngôn ngữ nào) là nhóm kỹ năng chủ động (nói, viết) và nhóm kỹ năng thụ động (nghe, đọc).
Và vì nói, viết “khó” hơn nghe, đọc nên hầu hết chúng ta đều đánh giá cao nhóm kỹ năng chủ động hơn là nhóm thụ động. Thật sự là kỹ năng nói và viết thì khó để giỏi hơn kỹ năng nghe và đọc. Một bằng chứng cho việc này là khi bạn nhìn vào kết quả điểm thi TOEIC hay IELTS của phần lớn thí sinh, điểm đọc và nghe thường là cao hơn khá nhiều điểm phần nói và viết. Nhưng đối với một người mới bắt đầu học tiếng Anh, người đó nên tập trung vào kỹ năng nào trước tiên? Nói hay viết?
Sai! Kỹ năng đầu tiên mà bạn nên tập trung phát triển đầu tiên là kỹ năng nghe!
Tương tự như vậy với kỹ năng nghe và đọc, từ vựng giúp bạn hiểu được những sự vật, sự việc hay khái niệm mà người khác muốn diễn đạt, và ngữ pháp giúp bạn hiểu nó một cách chính xác trong câu.
Các ý kiến GGV nêu qua đây kế thừa từ các nghiên cứu của ông Stephen Krashen, giáo sư danh dự của trường đại học Nam California, người có rất những đóng góp to lớn cho thế giới về lĩnh vực giáo dục ngoại ngữ thông qua nhiều những nghiên cứu của mình. Trong số những nghiên cứu của ông, nổi tiếng hàng đầu là Giả thuyết Đầu vào (Input Hypothesis) mà ông đã giới thiệu cách đây hơn 40 năm.
Có rất nhiều điểm quan trọng mà Krashen đã đề xuất từ những nghiên cứu của ông, nhưng dưới đây là câu nói tóm gọn của ông liên quan trực tiếp đến vấn đề chúng ta đang nói:
"We acquire language in one way and only one way: when we get comprehensible input in a low anxiety environment." (Chúng ta tiếp thu ngôn ngữ theo một cách và chỉ một cách: Khi chúng ta tiếp xúc với những thông tin đầu vào có thể hiểu được với một môi trường học ít gây lo lắng). Bởi vì tốc độ phát triển ngôn ngữ của một người phụ thuộc vào lượng input mà họ nạp vào não, môi trường học tập lý tưởng là môi trường tạo cho họ nhiều thời gian tiếp xúc với ngoại ngữ nhất có thể. Và tài liệu học cần phù hợp với cấp độ của họ, sao cho họ hiểu được gần hết (ít nhất trên 80%) thì quá trình input mới diễn ra hiệu quả.
“Thông tin đầu vào có thể hiểu được” là những thông tin (ở đây chỉ đến câu văn, lời nói trong ngoại ngữ chúng ta đang học) không quá khó đối với trình độ của người học. Nếu khó hơn, nó cần được giải thích, minh họa bằng hình ảnh, cử chỉ hay điệu bộ, … để giúp người học có thể hiểu được.”
Môi trường gây ít lo lắng” là môi trường trong đó người học có thể thoải mái tiếp thu kiến thức mà không chịu sự tác động của những cảm xúc tiêu cực. Sự có mặt của những cảm xúc tiêu cực (như sự cưỡng ép, mệt mỏi, không có động lực, …) sẽ làm giảm khả năng tiếp thu những thông tin đầu vào.
Như vậy, theo Krashen, để tiếp thu một ngoại ngữ, thay vì học từ chương về ngôn ngữ đó, cách tốt nhất là tiếp xúc trực tiếp với ngoại ngữ đó dưới dạng âm thanh (nghe) hoặc dưới dạng chữ viết (đọc), trong một môi trường học thoải mái, hấp dẫn.