Bộ kỹ năng mềm cực HOT không thể thiếu

Bạn có chuyên môn giỏi, điều đó đã đủ để giúp bạn thành công? Các bạn có biết rằng trong số những người có IQ cao chỉ 30% người đạt được thành công trong cuộc sống? Tại sao nhiều người trẻ Việt Nam học rất giỏi trên ghế nhà trường nhưng khi tốt nghiệp, đi làm vẫn chưa đạt được thành công như mong muốn?

Trên hành trình học vui và hiệu quả tối ưu với GGV, các học viên sẽ được nâng cấp khả năng ngoại ngữ, nâng tầm tư duy, cùng trang bị Bộ kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống tốt đẹp và thăng tiến sự nghiệp. Để đạt được những điều đó GGV sẽ giúp bạn làm chủ các phương pháp, công cụ cực kỳ hiểu quả như Pomodoro, Eiseinhower matrix, SWOT, Mind map (sơ đồ tư duy)… Thực tế, không nhiều người biết cách áp dụng chúng vì thiếu sự hướng dẫn cần thiết!

TOP 11 KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT ĐỂ THÀNH CÔNG

GO GLOBAL VIETNAM

  1. Kỹ năng giao tiếp
  2. Kỹ năng viết
  3. Sự chủ động
  4. Làm việc theo nhóm
  5. Kỹ năng quản lý thời gian
  6. Kỹ năng lãnh đạo
  7. Giải quyết vấn đề
  8. Tư duy sáng tạo
  9. Tư duy phản biện
  10. Tính linh hoạt/Thích ứng
  11. Đạo đức làm việc (cuối cùng nhưng quan trọng nhất!)


GET IN TOUCH

Kỹ năng giao tiếp (Oral/soken communication skills): Giao tiếp thành công liên quan đến năm yếu tố. Giao tiếp bằng lời nói đề cập đến khả năng nói chuyện một cách rõ ràng và chính xác. Giao tiếp phi ngôn ngữ bao gồm khả năng thể hiện các biểu cảm nét mặt và cơ thể tích cực. Giao tiếp bằng văn bản đề cập đến sự khéo léo của bạn trong việc soạn thảo văn bản, tin nhắn và các loại tài liệu khác. Giao tiếp trực quan liên quan đến khả năng truyền tải thông tin của bạn bằng hình ảnh và các phương tiện trực quan khác. Lắng nghe tích cực cũng được xem là một kỹ năng giao tiếp quan trọng vì nó giúp bạn lắng nghe và hiểu được những gì người khác đang nói. Bạn cần có khả năng lắng nghe để biết cách giao tiếp tốt với mọi người. Nếu không có kỹ năng lắng nghe mạnh mẽ, mọi nỗ lực giao tiếp sẽ là một chiều và có thể không mang lại hiệu quả.

Kỹ năng viết (Written communication skills):

Sự chủ động (Self-motivation/initiative):

Làm việc theo nhóm (Teamwork/collaboration skills): Hầu hết nhân viên đều là một phần của nhóm hoặc bộ phận nào đó và ngay cả những người không thuộc nhóm chính thức thì cũng cần phải cộng tác với các đồng nghiệp khác. Bạn có thể thích làm việc một mình hơn, nhưng điều quan trọng là phải chứng minh rằng bạn hiểu và đánh giá cao giá trị của việc hợp tác với người khác để hoàn thành các mục tiêu của công ty.

Kỹ năng quản lý thời gian (Time managenmen skills): Thời gian là một nguồn tài nguyên đắt đỏ, đặc biệt là bây giờ khi ranh giới giữa công việc và cuộc sống gần như đã hợp nhất. Kỹ năng quản lý thời gian có thể giúp ngăn ngừa kiệt sức, căng thẳng và lo lắng, tất cả những điều này góp phần vào một trí tuệ cảm xúc mạnh mẽ.

Kỹ năng lãnh đạo (Leadership skills):

Giải quyết vấn đề (Problem-solving skills): Nhiều ứng viên cố gắng hạn chế đến mức tối đa các rắc rối vì họ không hiểu rằng các doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên là để giải quyết vấn đề. Trục trặc, va chạm và vấp ngã là một phần của công việc và là cơ hội học tập. Khả năng sử dụng kiến thức để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề cấp bách và đưa ra các giải pháp khả thi sẽ chứng minh rằng bạn có thể xử lý và vượt trội trong công việc.

Tư duy sáng tạo (Creativity): Sáng tạo là một trong những kỹ năng mềm hàng đầu mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Sự sáng tạo không chỉ quan trọng đối với người làm về thiết kế đồ họa và tiếp thị nội dung mà còn cần thiết trong tất cả các vai trò khác từ nhân sự đến công nghệ phần mềm đến dịch vụ khách hàng. Những người sáng tạo có thể phát triển ý tưởng mới và áp dụng các giải pháp mới để giải quyết các vấn đề hiện tại, điều này sẽ cho phép các doanh nghiệp khám phá những cơ hội mới để đổi mới và phát triển.

Tư duy phản biện (Critical thinking):

Tính linh hoạt/Thích ứng (Flexibility/Adaptability): Trong thế kỷ 21, các công ty cần thực hiện những thay đổi nhanh chóng (và đôi khi quyết liệt) để duy trì tính cạnh tranh. Vì vậy, họ muốn nhân viên cũng có thể thay đổi khi cần thiết. Bạn cần phải có kỹ năng mềm xử lý nhiều nhiệm vụ khác nhau và thể hiện sự sẵn sàng đảm nhận các trách nhiệm nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn.

Đạo đức làm việc/Work ethic (cuối cùng nhưng quan trọng nhất): Mặc dù bạn có thể có một người giám sát nhưng các doanh nghiệp không muốn dành thời gian để “cầm tay chỉ việc” cho từng nhân viên. Họ mong đợi bạn có trách nhiệm, lòng tự trọng và thực hiện công việc mà bạn đang được trả tiền để làm, bao gồm tuân thủ giờ giấc, đáp ứng đúng thời hạn và đảm bảo không vi phạm các nguyên tắc, luật lệ chung.

  • Khả năng kết nối (Interpersonal skills)
  • Kỹ năng đặt câu hỏi (Questioning skills)
  • Tổ chức (Organization skills)
  • Đàm phán (Negociation skills)
  •  Kỹ năng nghiên cứu (Research skills)
  • Thấu hiểu đa văn hoá (Multicultural skills)
  • Kỹ năng sử dụng máy tính (Computer skills)
  • Trí tuệ cảm xúc

Kỹ năng mềm là một thuật ngữ chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với người. Chúng là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, mà mỗi cá nhân cần phải tự mình luyện tập, trau dồi. Chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào và là thước đo hiệu quả cao trong công việc. Dưới đây là 25 kỹ năng mềm cơ bản tạo bước đà dẫn đến thành công trong công việc và cuộc sống.

Vai trò của kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm (trong đó có 20 nhóm kỹ năng mềm cơ bản) đã được chứng minh có ảnh hưởng lớn đến sự thành bại trong sự nghiệp và cuộc sống của một cá nhân. 

Theo nghiên cứu của Research Academy, người thành đạt chỉ có 15% là do những kiến thức chuyên môn, 85% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Những người sử dụng lao động thường rất coi trọng kỹ năng mềm, bởi chúng là nhân tố quyết định hiệu quả bên cạnh những kỹ năng công việc truyền thống hay còn gọi là kỹ năng cứng.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: